Một điểm khác biệt nổi bật trong doanh nghiệp của bạn đó là Triết lý thương hiệu – cái được xem không thể thể bắt chước được. Vậy triết lý thương hiệu là gì? Và tại sao phải xây dựng triết lý thương hiệu? Đơn vị tư vấn sẽ giúp bạn xây dựng triết lý thương hiệu như thế nào?

Triết lý thương hiệu là gì?

Triết lý là kim chỉ nam cho các hoạt động hành vi. Triết lý thương hiệu là phương châm hành động để đạt tới mục tiêu mà thương hiệu đề ra.

Triết lý thương hiệu cũng được xem là bộ gen giá trị của thương hiệu đó.

Triết lý thương hiệu thông thường sẽ gồm các mục sau:

  • Sứ mệnh:

Là lý do mà thương hiệu được sinh ra, tồn tại và phát triển, những gì mà thương hiệu đó đeo đuổi. Sứ mệnh là làm thế nào bạn đi được đến đâu bạn muốn. Xác định mục đích và những mục tiêu chính liên quan đến nhu cầu của khách hàng và giá trị của toàn doanh nghiệp.

  • Tầm nhìn: 

Là Hoạch định bạn muốn đi đến đâu. Nó chính là mục tiêu dài hạn 5-10 năm của thương hiệu. Đó là mối giao thoa giữa giá trị và mục đích của doanh nghiệp.

  • Giá trị cốt lõi: 

Là tất cả những  được công ty coi  không thể trả bằng tiền hay không thể thay đổi. Các giá trị cốt lõi tạo ra một nền tảng để hình thành nên văn hóa thương hiệu.

Tại sao cần xây dựng triết lý thương hiệu?

Thương hiệu thành công khi có được các mối liên tưởng tích cực, hay chiếm được tình cảm của khách hàng. Đây chính là nhiệm vụ của việc xây dựng thương hiệu. Như bạn đã biết, thương hiệu là tập hợp của những suy nghĩ và nhận thức trong tâm trí của khách hàng, hình thành từ ấn tượng và trải nghiệm mà khách hàng có được với thương hiệu. Bạn cần có chiến lược thương hiệu là việc xây dựng và quản trị những nhận thức, hay nói cách khác là điều khiển khách hàng suy nghĩ theo cách mà thương hiệu mong muốn.

Dưới đây là những lý do hàng đầu, tại sao cần xây dựng triết lý thương hiệu

  • Triết lý thương hiệu tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh
  • Triết lý thương hiệu tăng độ nhận biết thương hiệu
  • Triết lý thương hiệu tăng độ trung thành của khách hàng hiện tại, dễ dàng tiếp cận khách hàng mới
  • Triết lý thương hiệu cho phép việc ra mắt sản phẩm mới hoặc mở rộng thương hiệu
  • Triết lý thương hiệu giúp làm tăng giá trị thương hiệu
  • Triết lý thương hiệu tăng hiệu suất công việc của nhân viên

Xây dựng triết lý thương hiệu như thế nào?

Sứ mệnh

Cần xác đinh:

  • Nó trả lời câu hỏi “Chúng ta làm gì?, Điều gì làm chúng ta khác biệt?”
  • Thời gian: Sứ mệnh nói về hiện tại hướng đến tương lai.

Cách làm:

  • Lập bảng danh sách những mục tiêu rộng từ đó hình thành lên doanh nghiệp. Chức năng chính của nó là hướng nội; để xác định những biện pháp thành công của doanh nghiêp và sứ mệnh được viết ra để dành cho lãnh đạo, nhân sự và những nhà cổ đông.
  • Các câu hỏi để tìm ra sứ mệnh: Chúng ta đang làm gì bây giờ? Chúng ta làm cho ai? Lợi ích là gì? Nói cách khác, Tại sao chúng ta làm, Cái gì, Cho ai và Tại sao?

Tầm nhìn: 

Cần xác đinh:

  • Nó trả lời câu hỏi “Chúng ta nhắm mục tiêu đến đâu?”
  • Tầm nhìn nói về tương lai.

Cách làm:

  • Lập bảng danh sách mà bạn có thể thấy bạn ở đâu trong những năm tới. Nó thúc đẩy bạn làm việc nỗ lực nhất. Nó giúp bạn hiểu tại sao bạn đang làm việc tại đây.
  • Sau 5-10 một chu kỳ của tầm nhìn, bạn cần xem xét thay đổi cho phù hợp
  • Trả lời các câu hỏi sau: Chúng ta đang hướng đến đâu? Khi nào bạn muốn đạt được đích đến đó? Chúng ta muốn làm nó như thế nào?

Giá trị cốt lõi: 

Cần xác đinh:

  • Nó trả lời câu hỏi “Chúng ta coi trọng điều gì nhất?”
  • Giá trị cốt lõi hình thành nên văn hóa thương hiệu.

Cách làm:

  • Bạn hãy đề nghị cán bộ nhân viên công ty kê ra mỗi người 5 giá trị mà họ tâm đắc nhất. Có thể tổ chức cuộc thi.
  • Tập hợp tất cả từ khóa hay, rút gọn dần, sao cho về còn 5-8 từ khóa
  • Lưu ý những từ khóa hướng nội hay hướng ra ngoài.