Xây dựng thương hiệu trở thành một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của các doanh nghiệp. Khi muốn thành lập thương hiệu cho riêng mình đều cần xây dựng chiến lược thương hiệu một cách chi tiết để việc triển khai đạt hiệu quả cao nhất. Việc xây dựng thương hiệu không đơn giản chỉ là thiết kế logo hay tên thương hiệu hoàn hảo mà cần được thiết kế trên nhiều phương diện. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xây dựng thương hiệu.
Bước 1: Nghiên cứu các giá trị nền tảng
Trong bước đầu tiên này, các nhà hoạch định chiến lược thương hiệu cần trả lời được những câu hỏi:
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình là gì? Nếu chưa có lợi thế cạnh tranh, cần phải rèn vũ khí để xây dựng.
- Giá trị cốt lõi (Core Value) của doanh nghiệp là gì? Giá trị cốt lõi sẽ là những giá trị mà doanh nghiệp cần chú trọng bảo vệ và tôn sùng.
Các công cụ phổ biến: SWOT, các mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh; chuỗi giá trị.
Bước 2: Xác định thị trường mục tiêu, nghiên cứu đối thủ
Mỗi thương hiệu thành công thì đều có hướng đi riêng biệt mà không chung đụng với bất kỳ doanh nghiệp nào khác. Bạn không nên bắt chước những ý tưởng của của các thương hiệu mà hãy tìm hiểu cách họ xây dựng thành công thương hiệu. Nghiên cứu cách triển khai truyền thông và quảng bá, từ đó tóm lược những điểm mạnh để đưa ra ý tưởng xây dựng thương hiệu riêng biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Điểm mấu chốt trong bước này đó là: tìm kiếm các lỗ hổng của thị trường, điểm yếu của đối thủ cũng như các cách đối thủ thực hiện truyền thông, quảng bá về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu.
Bước 3: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Mỗi sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có tệp khách hàng mục tiêu riêng biệt. Vì vậy bạn cần xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu rõ ràng của bạn là ai. Sau đó, bạn hãy điều chỉnh thông điệp sao cho phù hợp với nhu cầu và insight của khách hàng.
Bước 4: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu
Trước khi xây dựng thương hiệu khiến khách hàng mục tiêu tin vào việc mà doanh nghiệp thì cần phải biết giá trị mang đến cho khách hàng. Tuyên bố sứ mệnh chính là cách để thương hiệu tồn tại, khiến sản phẩm khách hàng đang sử dụng trở nên có giá trị hơn.
Bước 5: Tạo dựng hệ thống giá trị cốt lõi
Yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu thành công, vững mạnh đó là tạo dựng hệ thống giá trị cốt lõi hay bộ quy tắc ứng xử của thương hiệu. Với hệ thống này, thương hiệu hay tổ chức cá nhân sẽ bám sát theo nó để thực hiện công việc cũng như trở thành quy tắc nhất quán để xử lý trong những giai đoạn khó khăn nhất. Đặc biệt, hệ thống giá trị cốt lõi sẽ luôn luôn được tôn thờ và được bảo vệ như máu thịt cá nhân của từng nhân sự trong tổ chức, công ty.
Bước 6: Lựa chọn tên thương hiệu
Tên thương hiệu là VÔ CÙNG quan trọng. Cái tên có thể nói lên tính cách của một con người và nó cũng có ảnh hưởng, tác động nhất định tới hành vi của con người. Và tên thương hiệu cũng vậy, để lựa chọn tên thương hiệu phù hợp, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng như:
- Tên thương hiệu cần đảm bảo dễ nhớ, dễ đọc
Đặc biệt: những trường hợp cần tránh khi đặt tên thương hiệu đó là:
- Không sử dụng tên cá nhân hay nhân vật lịch sử
- Không sử dụng tên một địa danh cụ thể
- Không sử dụng tên của các sự kiện lịch sử
Tham khảo: Đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp cho Doanh nghiệp
Bước 7: Thực hiện cá biệt hóa/cá nhân hóa thương hiệu
Hãy cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu. Xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu (Logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện…)
Ví dụ: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sơn ENPA thực hiện bởi CEOVIC
Tham khảo: Thiết kế nhận diện chuyên nghiệp tại CEOVIC
Bước 8: Bảo hộ thương hiệu
Bước cuối cùng để xây dựng một thương hiệu hoàn chỉnh đó là đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp cũng như nâng cao giá trị của thương hiệu.
Tham khảo: Dịch vụ Tư vấn Bảo hộ thương hiệu
Với 8 bước chi tiết trong quy trình xây dựng thương hiệu phía trên, bạn hoàn toàn có thể thành lập những thương hiệu mang đặc trưng riêng, có sự khác biệt và nổi bật hơn so với những đối thủ trong cùng thị trường. Và hãy ghi nhớ rằng, với bất cứ thương hiệu nào, ngoài việc xây dựng được giá trị cốt lõi – sứ mệnh – tầm nhìn thì bộ nhận diện thương hiệu cũng vô cùng quan trọng bởi nó sẽ là yếu tố quyết định sự thu hút và khác biệt của một thương hiệu đối với khách hàng, thị trường.
CÔNG TY CỔ PHẦN CEOVIC |