Những nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng thương hiệu

Với thực trạng thị trường ngày nay cạnh tranh rất khốc liệt thì thủ thách đặt ra cho các thương hiệu mới đầu tiênlàm sao để thị trường chấp nhận, “sống” đủ lâu và đích đến phát triển bền vững. Vậy những nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng thương hiệu là gì?

Nguyên tắc 1. Sản phẩm phải tạo ra giá trị thực sự

Không có một sản phẩm có giá trị, sẽ không thể xây dựng thương hiệu.

Một sản phẩm tạo ra giá trị thực sự là gì? Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc. Một sản phẩm tạo ra giá trị là một sản phẩm chứa những giá trị đáp ứng được mong muốn, nhu cầu của người sử dụng.

Sản phẩm tạo ra giá trị sẽ là điểm bắt đầu của một thương hiệu và nó cũng là nguyên liệu cần để chuyển biến khách hàng trở thành người truyền bá thương hiệu. 

Để xây dựng một thương hiệu thành công bền vững, doanh nghiệp phải có sản phẩm tạo ra giá trị thực sự.

Nguyên tắc 2. Nhận thức là sự thật

Xây dựng thương hiệu diễn ra trong tâm trí của khách hàng chứ không phải trong thế giới thực. Và bất cứ điều gì là đúng trong tâm trí khách hàng thì đó sẽ là chân lý. Bạn có thể không đồng tình, nhưng vậy đó: Nhận thức là sự thật.

Thương hiệu là nhận thức, vì thế mọi chiến lược thương hiệu đều hướng tới xây dựng một nhận thức tích cực về thương hiệu. Hãy chú ý tới cụm từ “nhận thức tích cực”, đây là điểm khác biệt giữa một thương hiệu ngắn hạn và một thương hiệu dài hạn. 

Xây dựng thương hiệu là một quá trình tái lặp, không thể vội vàng và không dùng chiêu trò, là một quá trình mà doanh nghiệp phải cam kết, tin tưởng là liên tục duy trì nhằm sở hữu một nhận thức độc tôn.

Nguyên tắc 3. Sáng tạo ra lĩnh vực mới

Nếu không phải là một nhãn hiệu đầu tiên hoặc thứ hai trên thị trường, bạn vẫn còn cơ hội để xuất hiện trước trong tâm trí khách hàng nếu bạn có thể sáng tạo ra một loại lĩnh vực mới. Bạn cần tích cực phát triển nó. Khi lĩnh vực mới này đã đi lên thì thương hiệu của bạn cũng có thể đi theo chiều hướng của lĩnh vực đó. Và cũng vì bạn đã phát triển loại hình mới này mà một cách tự nhiên, bạn sẽ được xem là thương hiệu hàng đầu.

Nguyên tắc 4. Văn hóa thương hiệu

Để phát triển thương hiệu nội bộ, chúng ta sử dụng tới phương pháp luận “xây dựng văn hoá thương hiệu”.

Văn hóa thương hiệu cần tích cực

Văn hoá thương hiệu là tương tác hai chiều, cho đi và nhận lại, nó không chỉ đơn giản là những câu khẩu hiệu, thông điệp treo tường đầy ẩn ý.

Văn hoá thương hiệu càng không phải những luật lệ mà doanh nghiệp luôn hối thúc đội ngũ nhân viên cam kết thực hiện.

Văn hoá thương hiệu phải được hiểu rằng, luôn có sự hy sinh quyền lợi vì nhau, cùng nhau đạt được sự thấu hiểu, trung thành và cống hiến.

Nguyên tắc 5. Tập chung

Cơ hội luôn luôn hấp dẫn, rất khó để từ chối, nhưng cũng chính các cơ hội làm cho doanh nghiệp mất sự tập trung vào mục tiêu ban đầu, điều này dẫn đến sự ly tán nguồn lực.

Thay vì tập trung toàn bộ nguồn lực theo mục tiêu đang phát triển thuận lợi, doanh nghiệp lại bắt đầu ly tán nguồn lực sang các cơ hội khác, hoặc sử dụng nguồn lực thực hiện thêm nhiều mục tiêu khác với định hướng ban đầu. 

Chấp nhận đánh đổi là điều mà ít doanh nghiệp suy xét tới trước khi đưa ra quyết định. Khi dành nguồn lực cho một cơ hội, mục tiêu mới điều đó đồng nghĩa với việc những nguồn lực cho mục tiêu ban đầu sẽ bị cắt bỏ.

Chỉ  phát triển mục tiêu thứ hai khi và chỉ khi thương hiệu của bạn đã dẫn đầu trong một ngành. 

Nguyên tắc 6. Đảm bảo tính nhất quán

Chẳng ai thích thể hiện mình với nhiều tính cách khác nhau, ngoại trừ những người được xem là “thất thường”. Cũng với cách đánh giá này mà có thể suy ra rằng không ai muốn những nhãn hiệu “thất thường” như vậy. Đó là lý do tại sao thương hiệu của bạn cần phải được tuyệt đối nhất quán trong cách hành xử. Nếu nó tùy tiện, khách hàng sẽ bối rối và chuyển sang phía khác.

Nguyên tắc 7. Sở hữu một tên thương hiệu tốt

Về lâu dài, thương hiệu sẽ chỉ tồn tại dưới dạng cái tên, nên thương hiệu cần phải sở hữu một cái tên tốt. Tốt ở đây có thể hiểu đơn giản rằng, tên thương hiệu này dễ dàng phát âm, dễ dàng truyền miệng mà không tạo ra một sự hiểu nhầm nào giữa những cuộc trò chuyện.

Tên thương hiệu có thể bắt đầu với một ý nghĩa, nhưng ý nghĩa của tên thương hiệu nằm ở quá trình mà doanh nghiệp tạo ra nhận thức thông qua các hoạt động liên tục.

Nguyên tắc 8. Khác biệt hóa hoặc bán giá rẻ

Doanh nghiệp chỉ chọn được một trong hai vế khi khởi đầu, hoặc là đầu tư ngân sách và nguồn lực nhằm đạt được sự khác biệt hoá, hoặc tối ưu chi phí để đạt được giá bán rẻ.

Giá rẻ ở đây nằm ở năng lực kiểm soát, quản trị của doanh nghiệp, từ năng lực này doanh nghiệp đưa ra được những sáng kiến nhằm tối ưu chi phí.

Khác biệt hoá là sáng tạo ra những sản phẩm hoặc chiến lược chưa từng xuất hiện trên thị trường, khác biệt hoá phải phục vụ cho một nhu cầu có thực.

Nguyên tắc 9. Bộ nhận diện thương hiệu phải phù hợp với bản sắc và truyền tải đúng chiến lược

Bản chất của bộ nhận diện thương hiệu là truyền tải nội dung một cách hấp dẫn hơn bằng hình ảnh, tới những người mà thương hiệu nhắm đích. Xét về bản chất của bộ nhận diện thương hiệu, cần hiểu rằng việc viết nội dung, thông điệp truyền tải trong bộ nhận diện thương hiệu là việc phải làm trước tiên.

Nội dung này là Bản sắc thương hiệu được thể hiện trên hầu hết các ấn phẩm trong bộ nhận diện thương hiệu.

Ngoài ra bộ nhận diện cũng phải truyền tải được mục tiêu mà chiến lược thương hiệu hướng tới. Một chiến lược giá rẻ thì bộ nhận diện thương hiệu không cần quá sang trọng, một chiến lược khác biệt hoá cần một bộ nhận diện thương hiệu khác biệt tương xứng.

Nguyên tắc 10. Sử dụng truyền thông để xây dựng nhận thức thương hiệu, sử dụng quảng cáo để duy trì nhận thức

Truyền thông mới là công cụ dẫn đầu trong việc xây dựng thương hiệu. Mục tiêu của truyền thông là đạt được sự hiểu biết và tín nhiệm từ người nhận thông tin với thương hiệu, điều này sẽ tạo ra nhận thức mà thương hiệu mong muốn.

Khác với marketing, mục tiêu của truyền thông không nhất thiết là phải bán hàng, truyền thông tạo ra nhận thức trước tiên, để rồi sau đó những hoạt động chuyển đổi trong marketing mới có thể dễ dàng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Truyền thông tới trước và marketing theo sau.

Khi thương hiệu đã xây dựng được một nhận thức phù hợp thông qua truyền thông, thì hoạt động quảng cáo là điều phải làm để duy trì nhận thức đó.

Theo: vudigital.co

Tạm Kết

Một thương hiệu cá nhân là một dự án suốt đời luôn luôn phát triển và thay đổi. Ngay cả các người có chuyên môn xây dựng thương hiệu hoặc nâng cao các thương hiệu khổng lồ nhất trong doanh nghiệp cũng biết rằng không có quy tắc cứng nào để làm ra một thương hiệu cá nhân.

Tuy vậy những nguyên tắc xây dựng cá nhân trên đây hoàn toàn có thể giúp ích được cho những người mới bắt đầu, đang muốn xây dựng và ngày càng phát triển thương hiệu của mình.

CEOVIC - Nâng tầm thương hiệu

CÔNG TY CỔ PHẦN CEOVIC
VPGD: 28 Nghĩa Đô, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
VPTK: 137 Bà Triệu, TP Hải Dương
Website: www.ceovic.vn
Fanpage: Công ty Cổ phần Ceovic
Email: thuonghieu@ceovic.vn
Hotline: 0862 102 106